Hành chính
Huyện An Phú có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: An Phú (huyện lỵ), Long Bình và 12 xã Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Quốc Thái, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường.
Lịch sử
Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (khu vực nằm giữ sông Tiền và sông Hậu) cho chúa Nguyễn. Trong vùng Tầm Phong Long, đất An Phú là khu vực gần nhất, hướng về trung tâm lãnh thổ Chân Lạp.
Năm 1823, khi đào kênh Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu đã lập các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Vĩnh Trường, Vĩnh Hội Đông.
Năm 1824, ông Nguyễn Văn Luật đứng đầu nhóm thợ săn khai phá làng Vĩnh Hội kế bên làng Vĩnh Ngươn.
Năm 1825, Thoại Ngọc Hầu cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò – Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại cho nhân dân[8].
Bản đồ Nam Kỳ năm 1878. Có thể thấy rõ địa danh một số làng ở An Phú như Lý Nhơn (nay là Prek Chrey), Bắc Nam (nay là Prek Chrey), Benghi (Bình Di), Khánh Hội, Khánh Bình, Vĩnh Hội, Đa Phước.
Vào năm 1832, khi tỉnh An Giang ra đời thì đất An Phú thuộc về tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên – một trong hai phủ của tỉnh An Giang lúc bấy giờ. Cũng trong năm này, đình thần Đa Phước được khỏi công xây dựng bằng vật liệu đơn sơ.
Theo Địa bạ An Giang được xác lập ngày mùng 3 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 17 (Dương lịch 1836), các thôn của phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang sau đây thuộc địa phận huyện An Phú ngày nay:[9]
Trả lời